NĂM 2024: "NĂM THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN"

Trang chủ » Tin Tức » Gương sáng noi theo

Ban tin sinh hoạt chi đoàn tháng 7

Thứ ba - 05/07/2022 15:15
TỈNH QUẢNG NAM
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Tháng 07/2022
Bầu bổ sung 7 Ủy viên Ban Thường vụ và 21 Ủy viên BCH T.Ư
Đoàn khóa XI

Trong chương trình làm việc sáng 29/6, Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đoàn lần
thứ 11, khóa XI đã cho ý kiến về công tác cán bộ và bầu bổ sung Ban Thường
vụ, Ban Chấp hành và Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn khóa XI dưới sự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn và
đồng chí Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt
Nam.

Tham dự có đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban thường
trực Ban Dân vận Trung ương; các đồng chí trong Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung
ương và đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn tặng hoa
chúc mừng các đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ T.Ư Đoàn

I. TIN TỨC, SỰ KIỆN
Tại hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã biểu quyết cho 04 đồng chí thôi
tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn khóa XI.
Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã bầu bổ sung 21 đồng chí vào Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn, 07 đồng chí vào Ban Thường vụ Trung ương Đoàn,
04 đồng chí vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn khóa XI và 01 đồng chí giữ chức
Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII.

Đồng chí Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn chúc
mừng các đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Ảnh: Bảo Anh

Hội nghị cũng tặng hoa chia tay 07 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn, 16 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, 04 đồng chí Ủy viên
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn khóa XI.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thứ nhất Trung ương
Đoàn chúc mừng các đồng chí vừa được kiện toàn vào Ban Thường vụ, Ban Chấp
hành, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn và Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương.

Đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm UBKT chúc mừng các đồng chí được
bầu vào UBKT Trung ương Đoàn. Ảnh: Bảo Anh

Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, số lượng ủy viên Ban Chấp hành được kiện toàn
ở mỗi nhiệm kỳ rất đông, điều đó chứng tỏ sự trưởng thành của cán bộ Đoàn cũng
như sự ghi nhận, đánh giá của cấp ủy, lãnh đạo đối với các đồng chí đã trưởng thành.
Thời gian từ nay tới cuối nhiệm kỳ không còn nhiều, Ban Bí thư Trung ương Đoàn
mong các đồng chí mới được bầu phát huy trí tuệ, sự am hiểu thực tiễn, tinh thần
trách nhiệm để đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của Ban Thường vụ,
Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn, đặc biệt lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành
công Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.

21 ồng chí được bầu bổ sung vào BCH T.Ư Đoàn khóa XI:
1. Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ
2. Triệu Thị Ngọc Diễm, Bí thư Tỉnh Đoàn Sóc Trăng
3. Hồ Khánh Duy, Bí thư Đoàn Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
4. Đoàn Quang Duy, Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Nguyên
5. Nguyễn Hải Đăng, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh
Lào Cai
6. Bùi Đức Giang, Bí thư Tỉnh Đoàn Phú Thọ
7. Trần Thu Hà, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TPHCM
8. Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế
9. Nguyễn Quang Huy, Trưởng phòng Công tác Quần chúng, Cục Chính trị,
Quân khu 1

10. Bùi Hữu Lộc, Bí thư Tỉnh Đoàn Hậu Giang
11. Trần Hoài Minh Phó, Trưởng Ban Quốc tế T.Ư Đoàn
12. Nguyễn Quang Minh Bí thư Tỉnh Đoàn Tiền Giang
13. Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Đoàn
14. Phan Đình Nhân, Bí thư Tỉnh Đoàn Kiên Giang
15. Cù Đức Quân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn
16. Thiệu Minh Quỳnh, Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Bình
17. Lâm Như Quỳnh, Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre
18. Nguyễn Hồng Sáng, Bí thư Tỉnh Đoàn Hải Dương
19. Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh
20. Nguyễn Thị Anh Thảo, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.
Đà Nẵng
21. Đinh Thị Anh Thư, Bí thư Tỉnh Đoàn Lạng Sơn

7 đồng chí được bầu bổ sung vào Ban thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 11, khóa XI:
1. Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ
2. Nguyễn Quốc Huy, Ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Phó Chánh Văn phòng T.Ư
Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Thuận
3. Trần Ngọc Nam, Ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Nam
4. Dương Minh Nguyệt, Ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Tuyên
Quang
5. Lê Thanh Tú, Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Thanh niên xung
phong T.Ư Đoàn
6. Huỳnh Minh Thức, Ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Tháp
7. Cầm Thị Huyền Trang, Ủy viên BCH T.Ư Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La

04 đồng chí được bầu bổ sung vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn khóa XI
1. Đặng Hải Đăng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức – Kiểm tra,
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành đoàn Cần Thơ
2. Bùi Trung Hải, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính Văn phòng Trung ương
Đoàn
3. Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn
4. Nguyễn Trung Tâm, Phó Trưởng Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương
Đoàn

Bầu đồng chí Lê Anh Quân, Phó trưởng Ban Công tác thiếu nhi, Ủy viên Hội
đồng Đội Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện Trung ương giữ chức Phó
Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII, giai đoạn 2018 - 2023.

Ra mắt Chuyên trang thương mại Giới thiệu và quảng
bá sản phẩm khởi nghiệp thanh niên Quảng Nam

Tỉnh đoàn Quảng Nam vừa chính thức ra mắt Chuyên trang thương mại Giới
thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp dành cho Thanh niên Quảng Nam.

Hoạt động chính thức từ hôm nay 01/7/2022, Chuyên trang có nhiệm vụ giới thiệu,
quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm OCOP của thanh niên...
Từ chuyên trang, các khách hàng có thể trực tiếp đặt hàng sản phẩm cũng như truy
xuất nguồn gốc, quy trình tạo ra các sản phẩm.
Chuyên trang thương mại Giới thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp Thanh niên
Quảng Nam được xây dựng trên nền tảng website tại địa chỉ
sanpham.tinhdoanqnam.vn. Đây là việc làm có ý nghĩa sâu sắc đối với những bạn trẻ
trên chặng đường khởi nghiệp cũng như tiếp thêm động lực và cũng sẽ là người bạn
đồng hành hỗ trợ, tạo cơ hội cho thanh niên tìm kiếm thị trường, xây dựng thương

hiệu, quảng bá giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
trong sản xuất, quản lý kinh doanh.

Học tập phương pháp tư duy Hồ Chí Minh để
nâng cao năng lực tư duy cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên hiện nay

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những
tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Hiểu rõ những nội dung cơ bản
của phương pháp tư duy Hồ Chí Minh - một nội dung trong di sản của Người -
để vận dụng vào nâng cao năng lực tư duy cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là biện
pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xưởng may 10, ngày 8/1/1959. (Nguồn: hochiminh.vn)
II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỒ CHÍ
MINH

Đề cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Đây là nội dung bao trùm và điển hình nhất trong phương pháp tư duy Hồ Chí Minh.
Trong phương pháp tư duy của Người,
độc lập đồng nghĩa với không phụ thuộc,
không bắt chước, không theo đuôi bất kỳ một lý luận nào nếu không có sự đánh giá
cẩn trọng, khoa học của chủ thể. Mặc dù con đường nhận thức chân lý bao giờ cũng
có sự kế thừa, nhưng là sự kế thừa biện chứng, kế thừa và phát triển với tính độc lập
của chủ thể nhận thức, không phải là sự bắt chước, rập khuôn cách máy móc.
Tự
chủ
có nghĩa là xuất phát từ vị trí, vai trò của mình, chủ thể tự thân làm chủ mọi suy
nghĩ, hành vi của mình, làm chủ công việc của mình, tự thấy mình phải có trách
nhiệm với tập thể, với quốc gia, với dân tộc mình.
Sáng tạo là sẵn sàng từ bỏ những
cái cũ, cái lạc hậu, cái không còn phù hợp đang cản trở sự phát triển; đồng thời, tìm
kiếm, học hỏi, đề xuất những cái mới có khả năng đáp ứng những đòi hỏi của cuộc
sống.
Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong phương pháp tư duy Hồ Chí Minh hình
thành từ sớm, bộc lộ càng rõ trong quá trình Người tìm đường cứu nước. Đến khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin thì tinh thần độc lập, tự
chủ, sáng tạo càng được nâng cao, đã trở thành một phẩm chất bền vững, được thể
hiện trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chính điều đó đã làm cho
tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khác biệt so với tư duy của các nhà yêu nước tiền
bối và đương thời, như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan
Văn Trường... về con đường cứu nước, mặc dù không ai phủ nhận các ông đều mong
muốn giành độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong mọi
hoạt động thực tiễn của mình. Người đã tư duy để đối chiếu, so sánh, chắt lọc và tổng
hợp những dữ liệu, những kinh nghiệm mà cuộc sống đã đem lại, những tư tưởng
của các thế hệ đi trước đã gợi mở, để từ đó đi đến những nhận định mới, những kết
luận mới và những tư tưởng mới. Phương pháp tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở tính cách mạng triệt để, tính biện chứng chặt
chẽ và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Từ đó, Người đã từng bước xác lập cả
một hệ thống tư tưởng, luận điểm sáng tạo của riêng mình.

Quyết tâm vượt lên mọi thành kiến tư tưởng.
Đối với mỗi con người, để vượt qua được những thành kiến do lối mòn tư tưởng cũ
chi phối là một việc không dễ. Trong khi đó, khác với tất cả những nhà yêu nước
đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn biết vượt lên những thành kiến tư tưởng và

thể hiện năng lực làm chủ bản thân rất cao. Không đi theo con đường cứu nước mà
các vị tiền bối đã thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đi ra nước ngoài, tới
chính đất nước của kẻ thù đang giày xéo, đặt ách thống trị lên Tổ quốc mình để tìm
đường cứu nước, cứu dân, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, để tìm hiểu xem
những gì ẩn giấu “đằng sau khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái là gì?”. Liệu người
dân ở đó có được tự do, bình đẳng và hạnh phúc thực sự hay không?
Ngay từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không đồng tình với ý kiến cho
rằng, Đông Dương chưa thể tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin do giai cấp vô sản ở
Đông Dương chưa phát triển. Cùng với đó, Người đã tích cực tiếp thu, vận dụng và
phát triển sáng tạo lý luận cách mạng vô sản của V.I. Lê-nin và kiên quyết đấu tranh
cho tư tưởng này được hiện thực hóa trên thực tế. Nguyễn Ái Quốc đề nghị: “Đảng
phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa”
(1). Từ những điều
kiện lịch sử - xã hội của các nước phương Đông, Người nhận thấy chủ nghĩa cộng
sản hoàn toàn có thể thâm nhập, tồn tại và phát triển ở châu Á, thậm chí còn dễ dàng
hơn so với châu Âu: “những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập
vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu”
(2).
Trong bản
Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ cũng như
bản
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Tuy nhiên, Người không chỉ
dừng lại ở việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn đó, khẳng định quyền tự do của mỗi cá
nhân như tinh thần của 2 bản tuyên ngôn này, mà còn khẳng định quyền độc lập, tự
do và quyền bình đẳng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Gắn lý trí với những tình cảm trong sáng, tình yêu thương con người, thực hiện công
cuộc xây dựng và cải tạo xã hội.

Cốt lõi của tình cảm cách mạng là đạo đức cách mạng. Tình cảm cách mạng là khởi
nguồn để có sáng tạo cách mạng. Khi tình cảm đã nhạt phai thì trí tuệ cũng sẽ chịu
ảnh hưởng không tốt. Ngược lại, tình cảm mù quáng thì lý trí sẽ mất phương hướng.
Tình cảm có những quy luật riêng của mình. Nếu là xúc cảm nhất thời, nó thường đi
đôi với nhận thức cảm tính, bồng bột, thoáng qua và thiếu bền vững. Song ở Chủ tịch
Hồ Chí Minh, những tình cảm trong sáng, rất mãnh liệt bao giờ cũng chịu sự điều
chỉnh, hướng dẫn chặt chẽ của lý trí. Đó là bởi, tình cảm của Người dựa trên sự thấu
hiểu sâu sắc về con người, điều chỉ có ở một nhân cách lớn. Cả cuộc đời của Người
là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về sự thống nhất giữa lý trí với
những tình cảm trong sáng, thấm đẫm tình yêu thương con người.
Ngay từ khi còn nhỏ, Người đã xúc động trước tình cảnh người dân trên quê hương
mình bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột, hành hạ một cách dã man. Có thể thấy, Chủ

tịch Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống nhân nghĩa của dân tộc,
cho nên đi tới đâu Người cũng chú ý tới hai cảnh sống trái ngược giữa nhân dân lao
động với tầng lớp thống trị, giữa người bóc lột và người bị bóc lột; đồng thời, luôn
có sự thấu cảm sâu sắc trước những khó khăn, tủi nhục, vất vả của những người bị
bóc lột và cuộc sống lầm than của nhân dân lao động.
Tình yêu thương đồng bào, Tổ quốc và tình yêu thương con người đã đưa Người đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, chính lý luận cách mạng Mác - Lênin cũng
nâng tầm những tình cảm trong sáng của Người, giúp Người có thêm nghị lực để
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh am hiểu rất
sâu sắc và độc đáo về chủ nghĩa Mác - Lênin. Người cho rằng, lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin không chỉ bao gồm các khái niệm trừu tượng, các quy luật, phạm trù và
chỉ thuộc về nhận thức lý trí, mà còn bao hàm cả tình nghĩa, tức là gồm cả phương
diện đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống
với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa
thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin”
(3).
Lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn với những phong trào hành động nhằm
xây dựng và cải tạo xã hội. Người cho rằng, tư duy lành mạnh tự nó bao giờ cũng
hướng tới hành động cải tạo thực tiễn, cải thiện cuộc sống con người. Trong cuộc đời
hoạt động cách mạng đầy sôi nổi, phong phú và gian khổ của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn nắm vững mục tiêu chiến lược, đồng thời biết vận dụng sách lược một
cách khôn khéo để đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Trong bức thư gửi các bạn
cùng hoạt động ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta phải làm gì? Chúng
ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tùy hoàn cảnh của mỗi dân
tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức
tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”
(4).
Coi trọng, gắn kết điều kiện khách quan với phát huy nỗ lực chủ quan, kết hợp hài
hòa giữa lý luận, thực tiễn và có tính tự giác cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới những điều kiện khách quan của cách mạng,
đồng thời phát huy tính tích cực của nhân tố chủ quan để đề ra cương lĩnh chiến lược
cách mạng một cách phù hợp. Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930) do Người
soạn thảo có đoạn viết: “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức
ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về
nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất
nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về
phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc

chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”
(5). Sau này, các văn kiện của Đảng đã ấn định phương hướng
phát triển của cách mạng Việt Nam là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhận định về tình hình đất nước, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: “trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với
sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng
rãi... với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của
phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”
(6). Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn dựa trên những điều kiện khách quan, kết hợp với nhân tố chủ
quan, trong đó có năng lực cá nhân xuất chúng, nhãn quan sắc bén để đề ra các chủ
trương, đường lối đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt coi trọng công tác tổng kết lý luận; bởi vì, theo
Người, đó là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người trên tất cả mọi lĩnh vực.
Người cho rằng: “
Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng
hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”
(7). Do đó,
nếu kế thừa được những kinh nghiệm đã được tổng kết thành lý luận, mỗi cá nhân sẽ
có điều kiện nâng cao năng lực của bản thân để phát triển tốt hơn.
Phương pháp tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc
xem trọng
nhân tố tự giác.
Người cho rằng, nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ
sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân trong xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, trong mỗi con người đều có hai mặt đối lập: Thiện và ác, hay và dở, tốt và
xấu,... Do vậy, điều quan trọng là, mỗi người phải dám nhìn thẳng vào bản thân mình,
tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phát huy những cái thiện, cái hay, cái tốt, đồng thời khắc
phục cái ác, cái dở, cái xấu. Trong lần nói chuyện với thanh niên sinh viên tại Đại
hội sinh viên Việt Nam lần thứ II năm 1958, Người nhấn mạnh: “Thanh niên bây giờ
là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư
tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức,
có tài”
(8).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan trưng bày Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với
ý tưởng khởi nghiệp” (SV_STARTUP). (Ảnh: TTXVN)

Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm và chủ động nắm lấy những tri thức mới.
Quá trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quá trình không ngừng
học tập, rèn luyện qua thực tiễn cách mạng. Trong quá trình đó, Người thường xuyên
tổng kết kinh nghiệm và luôn có ý thức tìm tòi, nắm lấy những tri thức mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người rất nhạy cảm về chính trị. Sau khi gửi Bản yêu
sách gồm tám điều của dân tộc Việt Nam tới Hội nghị Véc-xây (Pháp), Người đã
nhận ra “cái bánh vẽ” chính trị mà chủ nghĩa đế quốc Mỹ đưa ra để gạ gẫm các dân
tộc. Người nhấn mạnh “chủ nghĩa Uynxơn” chỉ là một trò bịp bợm lớn.
Chỉ có giải
phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc
; cả hai cuộc giải phóng này
chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới
(9). Kết luận
quan trọng này là tiền đề tư tưởng quan trọng của chiến lược “dựa vào sức mình là
chính” của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân, kết tinh đỉnh cao của tinh thần dân tộc, của chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khi tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của
nhân dân, đoạn tuyệt với quan điểm “cầu viện” để giải phóng dân tộc. Năm 1920,
sau khi đọc
Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I. Lê-nin, Người đã đứng hẳn về Quốc tế III, về phía V.I. Lê-nin, kiên
quyết đấu tranh chống khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong nội bộ Đảng Xã hội
Pháp, và đã trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đối với
Người, mỗi lần phê phán cái sai lầm là mỗi lần tổng kết và rút ra được kinh nghiệm
quý báu cho bản thân cũng như để hướng dẫn những cộng sự của mình.
Không bằng lòng với những tri thức thu lượm được ở đất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã bôn ba khắp các châu lục để khám phá, tìm hiểu, thâu thái thêm những tri
thức mới. Người đã chứng kiến cuộc sống khổ nhục của những người dân mất nước
dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở Đông Dương. Người đã phẫn nộ lên án chế
độ tự xưng là “văn minh” nhất nhân loại ở Anh, Pháp, Mỹ. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ
Chí Minh vui mừng khi thấy cuộc sống mới trên quê hương Cách mạng Tháng Mười
Nga. Đi đến đâu, Người cũng quan sát và suy nghĩ, chiêm nghiệm để tự rút ra những
bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Bằng sự nghiên cứu nghiêm túc nhất, với
tinh thần trách nhiệm cao nhất trước dân tộc và giai cấp, Người khẳng định: “
Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản
. Việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng đã giương cao ngọn cờ
cách mạng dân tộc dân chủ lại càng chứng tỏ rõ rệt vai trò của giai cấp vô sản và
đảng của nó trong phong trào giải phóng dân tộc”
(10).
GIÁ TRỊ VẬN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG CƯỜNG HỌC TẬP VÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
HIỆN NAY

Qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực, chính trị luôn ổn định, an ninh quốc phòng được
giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, đời
sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể. Theo đó, tư duy của đội ngũ
cán bộ, đảng viên đã có những đổi mới nhất định (về trình độ cũng như phương pháp
tư duy). Tuy nhiên, sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong
điều kiện thế giới có nhiều thay đổi khó lường, đặc biệt là sự phát triển không ngừng
của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Trong khi đó, trình độ hiểu biết về lý luận, thực tiễn của nhiều cán bộ, đảng viên hiện
nay còn nhiều hạn chế. Phong cách tư duy của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn
còn biểu hiện của lối tư duy giáo điều, bảo thủ, trì trệ, khuôn sáo, máy móc. Đó là
những suy nghĩ chủ quan, duy ý chí, chưa thật sự dựa trên cơ sở khoa học và thực
tiễn. Lối tư duy nôn nóng, giản đơn, đại khái, yếu về logic, thiếu hệ thống, luôn chạy
theo mong muốn chủ quan của cá nhân vẫn còn tồn tại; đặc biệt, một số cán bộ, đảng

viên có những biểu hiện của sự tách rời giữa tình cảm, đạo đức cách mạng và lý trí
khoa học.
Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là phải xây dựng phương pháp tư duy khoa
học cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cụ thể như sau:

Một là, chú trọng nâng cao tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Sau khi thấm nhuần phương pháp tư duy Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Đảng phải có khả năng dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, không lệ thuộc,
rập khuôn, bắt chước người khác; có năng lực và bản lĩnh bảo vệ được quan điểm,
chính kiến của mình; tự mình làm chủ mọi suy nghĩ, hành động, không bị a dua theo
người khác; tự giác tìm tòi để sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu cái mới, từ bỏ cái đã lỗi
thời. Từ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ chính trị.

Hai là, khắc phục những thành kiến trong tư duy của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực
chất vấn đề này là, chống chủ nghĩa giáo điều - giáo điều sách vở, giáo điều trong
việc học tập kinh nghiệm của người khác; qua đó, giúp họ vượt lên trên những thành
kiến, không lệ thuộc vào tập quán cũ, lạc hậu, biết giữ gìn và phát triển những tư
tưởng truyền thống còn phù hợp, tiếp thu một cách có chọn lọc những tư tưởng mới,
chủ động đề xuất những sáng kiến, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ba là, nâng cao nhận thức, giáo dục, giúp cán bộ, đảng viên biết kết hợp giữa lý trí
với tình cảm trong sáng, làm điều gì cũng luôn đặt lợi ích của tập thể, lợi ích quốc
gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Biết yêu thương con người, luôn sẵn sàng giúp
đỡ, hỗ trợ người khác, coi niềm vui, hạnh phúc của người khác cũng là niềm vui và
hạnh phúc của mình. Lịch sử đã chứng minh rằng, những cá nhân nặng về lý trí mà
thiếu tình cảm thì sớm hay muộn họ cũng sẽ rời bỏ con đường mà mình đã chọn.
Không ít người vì thiếu một tình yêu trong sáng và mãnh liệt, không biết yêu thương,
nghĩ đến người khác nên họ đã bị những cám dỗ ích kỷ, tầm thường trong cuộc sống
cá nhân, dễ dẫn đến thoái hóa, biến chất, hư hỏng, trở thành những kẻ cơ hội, hại
nước, hại dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Bốn là, trang bị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên phương pháp tư duy thúc đẩy tính tự
giác cao, phát huy tối đa năng lực chủ quan và coi trọng điều kiện khách quan, có
khả năng kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, góp phần bổ sung phát triển lý
luận trên cơ sở hoạt động thực tiễn và phù hợp với điều kiện thực tiễn để hoàn thành
tốt mọi công việc được giao. Khi nắm vững phương pháp tư duy Hồ Chí Minh, mỗi
cán bộ, đảng viên sẽ luôn có tính tự giác cao và biết vận dụng, thường chủ động xây

dựng các kế hoạch, đề ra biện pháp cụ thể để triển khai công việc của mình một cách
khoa học, hiệu quả.

Năm là, tăng cường tổng kết, đúc kết những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo;
phát hiện những gương điển hình tiên tiến để giáo dục, nêu gương cho đảng viên và
quần chúng noi theo; xem xét kinh nghiệm, cách làm hay của cán bộ, đảng viên và
cá nhân khác để áp dụng cho phù hợp với bản thân mình. Bên cạnh đó, phương pháp
tư duy Hồ Chí Minh cũng giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên có khả năng tìm tòi,
suy nghĩ, chủ động tiếp thu tri thức mới để bổ sung vào kinh nghiệm đã tích lũy, từ
đó có phương pháp phù hợp để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
Hiện nay, đứng trước những nhiệm vụ cách mạng mới, để giải quyết những vấn đề
phong phú, sinh động, phức tạp mà cuộc sống đặt ra, không có con đường nào khác
ngoài con đường nâng cao phương pháp tư duy, nhất là tư duy lý luận. Trong đó,
phương pháp tư duy Hồ Chí Minh là một mẫu mực, vẫn còn giữ nguyên giá trị và lợi
ích thiết thực. Do vậy, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng phương pháp tư duy Hồ
Chí Minh để nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là một
yêu cầu bức thiết, cần được triển khai một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống./.

TS. Nguyễn Duy Quỳnh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội

* Ngày 02/7/1976: Kỷ niệm Ngày nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ
cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Ngày 11/7: Kỷ niệm ngày Dân số thế giới.
* Ngày 15/7/1950: Kỷ niệm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong Việt
Nam.
* Ngày 17/7/1966: Ngày Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”.
* Ngày 20/7/1954: Ngày ký hiệp định Giơnevơ.
* Ngày 27/7/1947: Kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sỹ Việt Nam.
* Ngày 28/7/1929: Kỷ niệm Ngày thành lập công đoàn Việt Nam; kỷ niệm 27
năm ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022

III. THEO DÒNG LỊCH SỬ
* TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 7
1. Kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt
Nam (15/7/1950 - 15/7/2022)

Thanh niên xung phong là một biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam
trong sự nghiệp cách mạng mở đầu cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại năm 1945.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lực lượng thanh niên xung phong
nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, đã góp phần cống hiến quý báo vào thắng
lợi huy hoàng, hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, thực hiện ước mơ của
bao thế hệ người Việt Nam”
(Phạm Văn Đồng - trích trong tập sách “Thanh niên
xung phong- những trang oanh liệt”-NXB Thanh niên 1996
)
Ngày 15/7/1950, thực hiện chỉ đạo của Trung Ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng Đoàn thanh vận Trung Ương quyết định thành lập đội thanh niên xung
phong công tác Trung Ương đầu tiên phục vụ chiến dịch Biên Giới. Ban chỉ huy lâm
thời của đội gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vương Bích Vượng, Uỷ viên Ban Chấp
hành Đoàn thanh niên cứu quốc là đội trưởng và bí thư chi bộ. Đội có 225 đội viên
đầu tiên, được tổ chức thành 3 liên đội.
Qua từng thời kỳ, để đáp ứng nhu cầu thực tế của tình hình đất nước, lực lượng
thanh niên xung phong đã nhiều lần đổi tên:
- Đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương (15/7/1950)
- Đội thanh niên xung phong (26/3/1953)
- Đoàn thanh niên xung phong Trung Ương (12/1963)
- Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (21/6/1965)
- Lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam (20/4/1964)
- Ban thanh niên xung phong - Lao động trẻ (3/1986)
“ Trong sự nghiệp chống nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng thanh niên xung phong đã phát huy sức mạnh
vô song, với những hoài bão và bản lĩnh của tuổi trẻ, đi đầu trong việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội như
tham gia vào các chương trình, dự án: phủ xanh đất trồng trọt, nước sạch cho nông
thôn, sử dụng mắt nước, bãi bồi ven biển, ánh sáng văn hoá, dạy nghề, giới thiệu
việc làm…. với ý chí và nghị lực, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: không có việc gì
khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắc làm nên.”(Phạm Văn

Đồng).
Thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên thanh niên xung phong
các thế hệ, theo đề nghị của Uỷ Ban Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, ngày
30/6/1995, thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 382/TTG quy định lấy ngày 15/7
hàng năm làm ngày truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam.
Nhân dịp này, ban chấp hành Trung Ương Đảng đã tặng lực lượng thanh niên
xung phong bức trướng mang dòng chữ: “Thanh niên xung phong - Chiến đấu dũng
cảm – Lao động sáng tạo - Lập công xuất sắc”.

2. Kỷ niệm 54 năm Ngày Chiến thắng Đồng Lộc (24/7/1968 - 24/7/2022)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng
Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng
ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ
quốc, vì hoà bình.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh,
nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A
và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.
Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam
đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong
một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do
địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn
xuống đường cản trở giao thông.
Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá
Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường
miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê
rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm
từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các
loại.
Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi
nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người -
chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở
đường.
Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm
việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô
gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu

vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với
niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa
cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục
làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một
quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt
đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.

Khu tượng đài Chiến thắng Đồng Lộc. Ảnh: Thanh Hà-TTXVN
10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc
(24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20
tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi),
Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.
Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi - cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ,
của đời người - đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước
mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến
đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.
Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô
thắm màu cờ của Tổ Quốc.
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình
những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao
cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió,
những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng

chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống
nhất đất nước.
Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một
vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường
ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.
Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến
sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi
công những người con gái Thanh niên xung phong.

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN
3. Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022)
Nguồn gốc hình thành ngày Thương binh liệt sĩ
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám vừa thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết
bảo vệ thành quả cách mạng,
“không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân
dân ta đã anh dũng chiến đấu, ngăn chặn bọn xâm lược. Trong những tháng năm đầu
của cuộc kháng chiến có nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống hoặc đổ máu trên
các chiến trường.
Theo lời kêu gọi của Đảng, của Chính phủ và Bác Hồ, kế thừa truyền thống

“Nhân ái, thủy chung” của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của
mình cho các chiến sĩ, đặc biệt là những người bị thương hoặcđã anh dũng hy sinh.
Đầu năm 1946,
“Hội giúp binh sĩ bị nạn” ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội
và một số địa phương khác... Sau đó ít lâu được đổi thành
“Hội giúp binh sĩ bị
thương”
. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch
danh dự của Tổng Hội.
Chiều ngày 28/5/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng Hội tổ chức một cuộc nói
chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến
sĩ bị thương.
Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã có một buổi quyên góp quần áo,
giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động
“Mùa đông chiến sĩ”.
Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét mà Bác đang mặc để tặng binh sĩ.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi cứu
nước của Bác Hồ, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần
Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu
tăng lên.
Các đồng chí thương binh, gia đình nhiều liệt sĩ gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Trong

tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về
công tác thương binh liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của các
gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.
Năm 1946, giữa bộn bề công việc của những ngày tháng cam go chống giặc đói, giặc
dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành nhiều tình cảm cho các
thương binh, liệt sỹ. Người đã ra thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi
với một tấm lòng thành kính.

“Tôi muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sy
đã hy sinh tính mệnh của mình cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà,
hoặc trong thờì kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân
ái cho gia đình các liệt sy đó và tôi nhận con các liệt sy làm con nuôi của tôi”.

Trước yêu cầu thực tế đó, cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia
đình tử sĩ, ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL
“Quy
định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”
. Đây là văn bản pháp quy đầu
tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với công cuộc
kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Ngày 27/7 chính thức được chọn là ngày thương binh liệt sy
Để chủ động công tác này trong cả nước, ngày 26/2/1947, Phòng thương binh (thuộc
Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam) được thành lập. Đầu tháng
7/1947 Bác Hồ đã đồng ý cho thành lập Ban Vận động tổ chức “Ngày Thương binh
toàn quốc”.
Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị
quân đội Quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã
họp tại Đại Từ (Thái Nguyên). Nội dung cuộc họp là thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ
Tịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác Thương binh liệt sĩ.
Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn
quốc. Ngày 27/7/1947, một cuộc mít tinh quan trọng đã được diễn ra tại Thái Nguyên
(có 2000 người tham gia). Tại đây Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ
Tịch. Trong thư Người viết:

“... Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ
Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng
chí đó bị ốm yếu ...”.
“... Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh
dũng ấy”.

“... Thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào". “... Để
báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh
và gia đình tử sĩ".
“... Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh
thần...”.
Hình minh họa: Đại từ, Thái Nguyên, nơi quyết định ngày 27/7 là ngày TBLS.

Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên
trong Phủ Chủ tịch. Từ năm 1947, ngày Thương binh liệt sĩ được tổ chức thường kỳ
hàng năm. Năm nào vào dịp này, Hồ Chủ Tịch cũng có thư và quà gửi anh chị em
thương binh và các gia đình liệt sĩ.
Tháng 7/1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc
biệt quan tâm giải quyết vấn đề chiến sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh. Từ
năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh liệt sĩ.
Trong suốt 24 năm trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác đã giành sự quan
tâm đặc biệt đến các thương binh, liệt sỹ. Là người lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm đã thấu hiểu và đánh giá cao những hy sinh, mất
mát của các thương binh, liệt sỹ và thân nhân gia đình của họ trong cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong lời dặn toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

“... Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình,
Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên
ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể
dần dần “tự lực, cánh sinh”.

“... Đối với các Liệt sy, mỗi địa phương cần phải xây dựng vườn hoa và bia tưởng
niệm để ghi công sự hy sinh anh dũng của các liệt sy, để đời đời giáo dục tinh thần
yêu nước cho nhân dân ta”.
“... Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sy, mà thiếu sức lao động và
túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng
hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không
để họ bị đói rét”.

Làm tốt công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với
cách mạng chính là phát huy đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của
dân tộc; là thể hiện ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy tinh thần yêu đất nước,
yêu dân tộc Việt Nam; từ đó khơi dậy niềm tự hào về truyền thống nhân văn sâu sắc
của dân tộc; giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã
lựa chọn, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nguồn:dbndhanoi.gov.vn
4. Kỷ niệm 27 năm Ngày Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN (28/7/1995
- 28/7/2022)

Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á
(TAC) và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM)
hằng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của
một số ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
Tháng 7-1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu
vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn
này.
Ngày 28-7-1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28)
tại Bru-nây Đarút-xa-lem, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành
viên thứ bảy của tổ chức này.
Kể từ đó đến nay tròn 27 năm (28/7/1995 - 28/7/2022), Việt Nam đã nhanh chóng
hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những
đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các
nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không
nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay.

Nguồn: nhandan.com.vn
Nhiều cá nhân được khen thưởng cấp Trung ương
Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, gần mười cá nhân thuộc các cấp bộ Đoàn
trên toàn tỉnh đã được Trung ương Đoàn, Trung ương Hội và Hội Đồng đội
Trung ương tuyên dương khen thưởng trên các mặt công tác phần nào khẳng
định được những kết quả nổi bật trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi tỉnh nhà.

Theo đó, dù đối mặt với tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp trong những
tháng đầu năm 2022, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh đã có
sự chuyển đổi một cách linh hoạt, toàn diện, đảm bảo nội dung đề ra và đã đạt được
nhiều thành tích nổi bật. Chỉ trong vòng 6 tháng, Quảng Nam đã có 09 cá nhân được
tổ chức Đoàn – Hội – Đội cấp Trung ương tuyên dương, khen thưởng vì đạt thành
tích xuất sắc
Điển hình như, đồng chí Lê Thị Thương – Bí thư Đoàn xã Tiên Thọ (huyện Tiên
Phước) vinh dự là cán bộ Đoàn tiêu biểu Quảng Nam đạt Giải thưởng Lý Tự Trọng
năm 2022 – Giải thưởng do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng. Hay như
Trung uý Nguyễn Phúc Tú – Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Nam đã xuất sắc đạt giải Nhất

V. THANH NIÊN QUẢNG NAM THỜI KỲ MỚI
Cuộc thi lập trình “Oraichain Hackathon”; sinh viên Trần Thị Kim Cúc – Trường
Đại học Quảng Nam đạt danh hiệu “Sao Tháng Giêng” năm học 2021-2022; Trần
Thị Kiều Linh (Lớp 9/2, trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, huyện Thăng Bình) và
Đoàn Thị Nguyệt Ánh (Lớp 5/2, trường Tiểu học Lý Tự Trọng, huyện Hiệp Đức) là
02 Chỉ huy Đội xuất sắc nhận Giải thưởng Kim Đồng năm học 2021-2022; Trần Tuệ
Mẫn (lớp 3/4, Trường TH Võ Thị Sáu, huyện Núi Thành) đạt giải Nhì và Lưu Thị
Tú Trinh (lớp 8/3, Trường THCS Phù Đổng, huyện Duy Xuyên) đạt giải Khuyến
khích cuộc thi “Tìm hiểu và sưu tập tem bưu chính năm 2022”.
Đặc biệt, trong năm 2022 là năm diễn ra Đại hội Đoàn các cấp, Trưởng Ban Thanh
thiếu nhi trường học Tỉnh đoàn Huỳnh Thị Kiều Ly – cũng đã vinh dự nhận giải B
Cuộc vận động sáng tác ca khúc tuyên truyền Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII
với tác phẩm “Ngày hội màu xanh”.
Với tiền đề là những kết quả khả quan trên khắp các lĩnh vực công tác, 6 tháng cuối
năm 2022 hứa hẹn sẽ là một năm đầy khí thế của tuổi trẻ Quảng Nam. Với quyết tâm
cao, cán bộ đoàn viên thanh thiếu nhi Quảng Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò xung
kích, tình nguyện của tuổi trẻ góp phần xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên.
Đứng trước những thách thức của cuộc cách mạng 4.0, của công cuộc chuyển đổi số,
Tuổi trẻ Quảng Nam chắc chắn sẽ tiếp tục có sự chuyển đổi mạnh mẽ thể hiện rõ vai
trò của lực lượng xung kích, sáng tạo, hội nhập.

1. Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022
Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/6/2022 quy
định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
hiệu lực từ ngày 1/7/2022, về mức lương tối thiểu tháng, các mức lương tối thiểu
tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000
đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000
đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000
đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000
đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng
- 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

VII. VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI
Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ
theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500
đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ./.

2. Quy định chi tiết về mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với
bên thứ ba trong xây dựng

Có hiệu lực từ ngày 1/7/2022, Nghị định 20/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 10/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-
CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu
tư xây dựng.
Nghị định 20/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về mua bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự (TNDS) đối với bên thứ ba.
Cụ thể, về đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây
dựng, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: Nhà thầu thi công xây
dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và
bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba.

3. Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường
Nghị định số 33/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/5/2022 quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường có hiệu lực từ ngày 15/7/2022.
Nghị định này quy định về ngạch công chức Quản lý thị trường; thẩm quyền ban
hành quyết định kiểm tra; phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý
thị trường.

4. Quy định mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
Chính phủ ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 quy định về quản
lý khu công nghiệp và khu kinh tế có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2022.
Nghị định gồm 08 Chương, 76 Điều, quy định những vấn đề chung; đầu tư hạ
tầng, thành lập khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách phát triển khu công nghiệp,
khu kinh tế; một số loại hình khu công nghiệp và khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị;
hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý nhà nước đối
với khu công nghiệp, khu kinh tế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; và điều khoản thi hành.

5. Không có mặt đúng thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt
đến 12 triệu đồng

Có hiệu lực từ ngày 22/7/2022, Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 6 vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khoẻ
thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Cụ thể, phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian
hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức
khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy
định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng (quy định cũ phạt
tiền từ 800.000-1.200.000 đồng).

6. Từ 1/7, cấp hộ chiếu phổ thông mẫu mới cho công dân Việt Nam
Nhằm triển khai Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, ngày
29/6/2021, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 73/2021/TT-BCA quy định về mẫu
hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.
Từ ngày 01/7/2022, Bộ Công an sẽ bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu phổ thông mẫu
mới cho công dân.
So với mẫu hiện hành, mẫu hộ chiếu phổ thông mới có nhiều cải tiến. Mẫu hộ
chiếu mới được thiết kế công phu, trên mỗi trang là hình ảnh tiêu biểu phong cảnh,
hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của đất nước như: Vịnh
Hạ Long, Kinh đô Huế, Đền Hùng, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Bến cảng
Nhà Rồng, Cột cờ Lũng Cú, cổng Tò Vò - Đảo Lý Sơn…, góp phần khẳng định và
quảng bá những hình ảnh Việt Nam ra thế giới, thể hiện được truyền thống, lịch sử,
địa lý, văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, mẫu hộ chiếu phổ thông mới đảm bảo các kỹ
thuật bảo an, khó làm giả.

7. Quy định mới về cộng điểm ưu tiên
Theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non
được ban hành tại Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có
hiệu lực từ ngày 22/7/2022, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75
điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm;
khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.

Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong
năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

8. Hỗ trợ kinh phí học tập, nghiên cứu cho người học tiến sĩ trong nước
Có hiệu lực từ ngày 20/7/2022, Thông tư 30/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên,
cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030.
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để người học tiến sĩ trong nước thực
hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị nhóm ngành Y dược, Thể dục, Thể
thao, Nghệ thuật 20 triệu đồng/người học/năm; nhóm ngành Khoa học tự nhiên, kỹ
thuật, công nghệ; nông, lâm, thủy sản 18 triệu đồng/người học/năm; nhóm ngành
Khoa học xã hội, kinh tế, luật; khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác 13 triệu
đồng/người học/ năm. Thời gian hỗ trợ: Trong thời gian học tại cơ sở đào tạo (không
quá 4 năm).



Tác giả bài viết: huyện đoàn Núi Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Văn bản mới

logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong