NĂM 2024: "NĂM THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN"

Trang chủ » Tin Tức » Theo dấu chân Bác

Hiệu quả mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạc

Thứ ba - 14/04/2020 06:08
Thành công với mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạc, anh Nguyễn Minh Nhựt (30 tuổi, trú khối phố 2, thị trấn Núi Thành) triển khai mô hình liên kết nuôi cá lóc thương phẩm cùng 1 thanh niên và 2 nông dân trên địa bàn huyện Núi Thành.

Theo anh Nhựt, ban đầu anh liên kết, cung ứng con giống cho người dân địa phương; sau đó sẽ thu mua lại cá thương phẩm và sẵn sàng tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm.

“Cái khó nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ của cá lóc thương phẩm. Cá lóc sau khi nuôi lớn, chỉ xuất bán cho thương lái một lần với mức giá trung bình, chưa nâng cao được giá sản phẩm. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng kết nối và đưa cá lóc vào các thị trường khác ổn định hơn” - anh Nhựt nói.

Hiện anh Nhựt liên kết với 8 thanh niên khác trong địa bàn huyện tiếp tục mở rộng hồ nuôi để phát triển cá thương phẩm, giúp thanh niên địa phương phát triển kinh tế. Qua khoảng 4 tháng nuôi với diện tích khoảng 15m2, người nuôi thu hoạch khoảng 500kg và  thu lời từ 3 đến 3,5 triệu đồng. 

Nói về nuôi cá trong bể lót bạt, anh Nguyễn Quang Vinh tâm sự: “Tùy theo sức nuôi của mỗi người, mỗi nhà mà tự thiết kế cho mình “cái hầm” theo ý muốn. Sau khi cắm cây để làm trụ thì tiến hành lót tấm bạt, chú ý phải  xây dựng cho “hầm” có độ nghiêng cần thiết để thay nước, vì đây là khâu rất quan trọng. Do cá lóc là loài cá mạnh, có thể nhảy cao nên phải có lưới cước bao bọc bên ngoài để bảo vệ. Việc mua giống phải chọn cá đều nhau, khỏe mạnh, không bị xay xát và thả cá nên chọn vào sáng sớm, hạn chế việc sử dụng tay, đồng thời tuân thủ mật độ nuôi khoảng 70-100 con /m2.
Để cá mau lớn, không bị bệnh, thích ăn, bơi lội… thì nguồn nước phải được xử lý, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và  thay nước theo chu kỳ  2 đến 3 ngày phải xả toàn bộ, còn hàng ngày vào buổi sáng xả khoảng nửa hầm. Cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn, nếu tự tìm kiếm hoặc tận dụng thì lợi nhuận sẽ được tăng cao, còn cứ chăm chăm vào nguồn thức ăn công nghiệp thì sẽ lãi thấp hơn”.

Chị Lê Thị Phương Thảo – Bí thư Huyện đoàn Núi Thành cho biết: “Mô hình nuôi cá trong bể lót bạt phát triển hơn  hai năm qua từ việc nuôi tự phát của một số hộ. Thời gian qua, Đoàn đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá nên nhiều hộ tham gia nuôi.

Để mô hình này có thêm nhiều người tham gia thì ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, người nuôi đang gặp  cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn. Nếu có chính sách trợ giá, giảm giá cho thức ăn như đã thực hiện trước đây đối với các hộ  thí điểm, hoặc xem xét việc cho vay ưu đãi… thì mô hình trên sẽ không chỉ phát triển ở thị trấn Núi Thành mà còn lan ra nhiều nơi khác, góp phần giải quyết lao động, đặc biệt cho những hộ nhàn rỗi, hộ không đất.

Tác giả bài viết: Huyện đoàn Núi Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Văn bản mới

logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong