“Khởi nghiệp không phải là điều gì quá to tát, mà là câu chuyện xuất phát từ niềm đam mê trong chính mỗi người. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến việc tạo ra sản phẩm và đưa được sản phẩm ra thị trường, ứng dụng vào cuộc sống là cả một quá trình dài nghiên cứu, phát triển, kết nối và không ngừng đổi mới, sáng tạo. Bởi bài toán thương mại hóa sản phẩm của các dự án khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng”.
Huyện Núi Thành trong thời gian gần đây là nơi được quan tâm đến với sự đầu tư của nhiều đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xã Tam Anh Bắc cũng là một trong những địa phương có lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên cũng như con người. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa được phát huy, do vậy số lượng lớn người lao động tại địa phương vẫn đang còn băng khoăn về công ăn việc làm, cộng thêm tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, khiến cho người lao động không dám xa quê ra vào các thành phố lớn để đi làm ăn như các năm trước.
Trước tình hình đó, Anh Huỳnh Ngọc Lợi - thôn Thuận An -xã Tam Anh Bắc- huyện Núi Thành đã quyết tâm cùng các anh chị em trong nhà quay trở về quê hương thành lập HTX Thủ công Mỹ nghệ Thuận An. HTX ra đời tập hợp những thành viên có cùng chí hướng: phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, giải quyết nguồn nhân lực cho các thanh niên tại địa phương.
Đến với HTX, điều đầu tiên nhận thấy là không khí làm việc tại khu nhà xưởng rộng gần 1000m2, gồm khu vực chế xuất nguyên liệu và khu chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ bằng xi măng luôn rộn ràng. Ai cũng cố gắng làm thật tốt công việc để gắn bó lâu dài với nơi này.
HTX khai trương trong những ngày tháng mà cả nước đang ra sức chống chọi với dịch bệnh Covid-19, việc giãn cách về con người, môi trường làm việc cũng là vấn đề đáng để quan tâm.
Khó khăn của HTX thì rất nhiều, từ vấn đề làm sao để nhân công tiếp ứng được với nhu cầu công việc, quen tay với công việc do đa số các anh chị em ở đây là người dân địa phương chưa có kinh nghiệm gì với nghề thủ công này. Việc làm sao để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đến tìm đầu ra cho sản phẩm… đều phải được tính toán.
Là một doanh nghiệp mới nên việc hướng dẫn nhân công làm việc và tốc độ làm việc cũng là vấn đề quan tâm của chị, vừa phải làm thế nào để nhân công làm việc đảm bảo chất lượng mà tốc độ hoàn thành sản phẩm một cách nhanh nhất để đáp ứng nguồn cung cấp cho thị trường và đảm bảo đồng lương cho công nhân.
Nhưng như đã nói, để HTX có thể hoạt động ổn định, là nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp có kinh nghiệm, sự giúp đỡ nhiều từ đơn vị đối tác, cộng thêm đó là sự hỗ trợ, quan tâm của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội. Cùng sự giúp đỡ của cả xã hội, điều cốt lõi để HTX Thủ công mỹ nghệ khẳng định mình chính là chất lượng sản phẩm
HTX sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như khay, chậu đựng hoa, cây cảnh. Các sản phẩm được gia công tỉ mỉ từ đôi bàn tay của các chị em phụ nữ. Qua nhiều công đoạn trau chuốc mới ra được sản phẩm.
Anh Huỳnh ngọc Lợi cho biết: hiện tại do còn mới mẻ nên các khâu chế biến của HTX đều tập trung lại trong khuôn khổ nhà xưởng, chia thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện công việc, và điều này cũng đảm bảo việc giãn cách đối với người lao động trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Người lao động bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm bảo hộ như găng tay, khẩu trang và tạp dề chống dính bụi bẩn do doanh nghiệp cấp phát. Tuy nhiên, giữa công nhân và người quản lý luôn tạo mối quan hệ hòa đồng, gần gũi, tạo điều kiện tốt nhất để các anh chị em có thể lao động vừa sức, không quá áp lực.
Hiện tại, HTX đang quản lý hơn 30 công nhân. Mức lương cho các chị dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng tùy vào mức độ làm việc chưa kể tăng ca. Điều này đã giải quyết được công ăn việc làm cho các chị em nữ tại địa phương.
Từ những nguyên liệu mực, cá khô để làm nên các sản phẩm cá, mực rim song sản phẩm Cô Kiệu (gồm mực rim xé sợi, mực rim me, cá đét sấy giòn, cá đét rim me, cá cơm xốt me) lại nổi tiếng khắp các vùng miền và trở thành thương hiệu ẩm thực vang danh của xứ xã đảo Tam Hải. Du khách khi đến du ngoạn đảo này hầu như ai cũng mang món quà từ biển – đặc sản cá, mực rim Cô Kiệu – về tặng người thân, gia đình. Xưa nay, người dân ở xã đảo chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, mực. Các loại hải sản người dân Tam Hải đánh bắt được chủ yếu bán thô. Cá, mực khơi thì xuất đi nước ngoài; mực lá thì tiêu thụ tại chỗ nên việc chế biến, tạo thương hiệu chưa có ai làm, dù sản phẩm quê hương có chất lượng và rất được ưa chuộng.
Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, chị Lê Na – người xây dựng thương hiệu Cô Kiệu – nghĩ đến việc chế biến mực lá, cá khô bằng cách xé sợi nhỏ và rim. Sản phẩm sau đó được đóng gói cẩn thận, gắn nhãn mác mang thương hiệu quê nhà, xuất bán đi nhiều tỉnh, thành, chủ yếu là Đà Nẵng và TP HCM
Đặc sản cá, mực rim Cô Kiệu ra đời từ cuối năm 2016 và được chế biến theo kiểu thủ công. Theo thời gian, chủ cơ sở đã đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở còn liên tục nắm bắt xu hướng, khẩu vị của du khách để đổi mới, sáng tạo sản phẩm sao cho phù hợp nhu cầu nên tiếng lành ngày càng đồn xa.